Giáo sư Hiệp sĩ Jonathan Van Tam đến Việt Nam trao đổi về y khoa
Sáng 19.3, Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu "Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình" đã tổ chức trao giải cho các cá nhân tập thể tham gia cuộc thi và đón nhận quyết định Xác lập kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Cuộc thi với chủ đề "Tự hào, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" do Tỉnh ủy Thái Bình giao cho Tỉnh đoàn Thái Bình là đơn vị thường trực tổ chức, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.2030 - 3.2.2025). Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm trên internet, chia thành 3 đợt, gồm 8 tuần thi. Nội dung thi bao gồm: tìm hiểu lịch sử mảnh đất, con người Thái Bình; các giá trị truyền thống, văn hóa của đất và người Thái Bình; tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình qua các thời kỳ; những thành tựu của Thái Bình sau 135 năm xây dựng, phát triển và 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.Sau 8 tuần thi, với gần 2,5 triệu lượt thi, cuộc thi hiện giữ kỷ lục Việt Nam về số lượt tham gia trong các cuộc thi tìm hiểu lịch sử.Theo ban tổ chức, cuộc thi không chỉ thu hút cán bộ, đảng viên, nhân dân trong tỉnh, mà còn lan tỏa đến người dân cả nước, kiều bào Việt Nam tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuộc thi thu hút trên 1.000 lượt người con Thái Bình, các du học sinh ở Úc, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan (Trung Quốc) tham gia.Cuộc thi đã xét, chọn 30 cá nhân đạt giải.Ô tô điện MG4 giá rẻ hơn VinFast VF e34, chờ ngày mở bán tại Việt Nam
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau:Người lao động sắp hưởng 2 kỳ nghỉ lễ, tổng số ngày nghỉ gần bằng tếtTheo bộ luật Lao động 2014, dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 1 ngày (10.3 âm lịch). Năm nay, do ngày nghỉ Giỗ tổ Hùng Vương là ngày thứ hai (7.4), trước đó là 2 ngày nghỉ cuối tuần nên người lao động trên cả nước được nghỉ liên tiếp từ ngày 5 - 7.4, bao gồm 1 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 2 ngày nghỉ cuối tuần.Sau đó, người lao động lại có thêm 1 kỳ nghỉ lễ nữa vào dịp 30.4 và 1.5.Theo quy định của bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ 2 ngày, tuy nhiên, do ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30.4 và ngày Quốc tế lao động (1.5) rơi vào ngày giữa tuần (thứ tư và thứ năm), sau 2 ngày nghỉ lễ, người lao động sẽ đi làm trở lại vào ngày thứ sáu (2.5) và sẽ nghỉ tiếp 2 ngày nghỉ hàng tuần thứ bảy và chủ nhật (3 - 4.5).Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, hoán đổi ngày làm việc thứ sáu (2.5) sang ngày thứ bảy trước nghỉ lễ (26.4), để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ tư ngày 30.4 đến hết chủ nhật ngày 4.5 (người lao động đi làm bù vào ngày thứ bảy ngày 26.4).Tiệm mì của bà Thảo mới mở được hơn một tháng trên khu đất trống sát QL13 (TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương). Khách ghé tiệm ăn xong quay video chia sẻ lên mạng xã hội khiến nhiều người thắc mắc. Có người bình luận: "Sao chị Thảo kinh doanh nhưng bán giá rẻ vậy?". Một số khác lại hỏi: "Nếu làm từ thiện sao không để giá 0 đồng mà lại là 1.000 đồng?"…"Không muốn HỌ mắc nợ mình" - đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Lo thủy điện thiếu nước, EVN chỉ đạo 'nóng' có biện pháp phòng chống hạn hán...
Hamas ngày 20.2 đã trao trả 4 thi thể mà lực lượng này tuyên bố là của những con tin người Israel và các binh sĩ Israel tại Dải Gaza đã tiếp nhận, theo tờ The Times of Israel.Sau đó, quân đội Israel thông báo 2 trong số 4 thi thể trên được xác định là trẻ sơ sinh Kfir Bibas và anh trai 4 tuổi Ariel, trong khi thi thể thứ 3 được cho là mẹ của hai bé, Shiri Bibas, được phát hiện không khớp với bất kỳ con tin nào và vẫn chưa được xác định danh tính, theo Reuters."Đây là hành vi vi phạm cực kỳ nghiêm trọng của tổ chức khủng bố Hamas, vốn có nghĩa vụ theo thỏa thuận phải trả lại 4 con tin đã chết", quân đội Israel nhấn mạnh trong một tuyên bố, yêu cầu trả lại thi thể của bà Shiri và tất cả các con tin.Gia đình của con tin thứ tư Oded Lifshitz cho hay trong một tuyên bố rằng thi thể của Lifshitz đã được xác định chính thức.Hamas chưa có phản ứng ngay lập tức về cáo buộc trên của quân đội Israel.Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thề sẽ trả thù Hamas sau khi lực lượng này trả hài cốt của những gì họ nói là 4 con tin. Trong đó có hai con tin Kfir Bibas và Ariel Bibas là người trẻ nhất trong số những người bị bắt cóc trong vụ tấn công ngày 7.10.2023.Kfir Bibas mới 9 tháng tuổi khi gia đình Bibas bị bắt cóc tại Kibbutz Nir Oz, một trong số nhiều cộng đồng gần Gaza bị các tay súng Hamas tấn công vào ngày 7.10.2023.Vào tháng 11.2023, Hamas thông báo hai đứa trẻ và người mẹ đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel, nhưng cái chết của họ không được chính quyền Israel xác nhận, theo Reuters. Người bố trong gia đình là Yarden Bibas còn sống đã được trao trả trong một cuộc trao đổi tù nhân trong tháng này.
Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về BHXH tự nguyện.Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2021 trở lại đây, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chững lại. Do đó, việc hỗ trợ tiền đóng là cần thiết để phát triển đối tượng tham gia BHXH đến năm 2030.Cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung nâng mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện và bổ sung nhóm đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cao hơn.Theo khoản 2 điều 31 luật BHXH quy định, người tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Mức hỗ trợ hiện nay đối với người tham gia BHXH tự nguyện là 99.000 đồng/tháng đối với người tham gia thuộc hộ nghèo và 82.500 đồng/tháng đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 33.000 đồng/tháng đối với người tham gia khác.Tại dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án quy định mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện theo hướng tăng mức hỗ trợ và mở rộng đối tượng được hỗ trợ.Phương án 1, tăng mức hỗ trợ từ 30% lên thành 50% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; tăng mức hỗ trợ từ 25% lên thành 40% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; bổ sung đối tượng được hỗ trợ là người thuộc dân tộc thiểu số, với mức hỗ trợ 30%; tăng mức hỗ trợ từ 10% lên thành 20% đối với người tham gia khác.Đánh giá tác động của phương án 1, Bộ LĐ-TB-XH cho hay, ước tính tổng số tiền ngân sách nhà nước cần bố trí trong giai đoạn 2025 - 2030 để hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện là 19.784 tỉ đồng, tương đương với số người tham gia BHXH tự nguyện của năm 2030 là 5,8 triệu người.Đối với phương án này, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (của quỹ BHXH). Ngoài việc tham gia để hướng đến việc thụ hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất thì người tham gia còn được hưởng chế độ thai sản (do ngân sách nhà nước đảm bảo). Do đó, lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện được tăng thêm nhiều hơn.Như vậy, mức hỗ trợ đối với người tham gia thuộc hộ nghèo sẽ tăng thêm 66,67%; mức hỗ trợ đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo sẽ tăng thêm 60%; và đối tượng khác tăng thêm 100% so với quy định hiện hành. Ngoài ra, bổ sung đối tượng tham gia là người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có mức hỗ trợ bằng mức hỗ trợ của hộ nghèo; đối tượng là người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ ở mức cao hơn so với nhóm đối tượng là người tham gia khác.Phương án 2, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất giữ nguyên mức hỗ trợ theo quy định hiện hành, chỉ bổ sung thêm nhóm đối tượng tham gia là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ ở mức cao hơn so với nhóm đối tượng khác và người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo có mức hỗ trợ bằng hộ nghèo.Đối với phương án 2, tổng kinh phí ngân sách nhà nước cần bố trí thêm để thực hiện việc bổ sung hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng bổ sung theo phương án này là 882 tỉ đồng, tương đương khoảng 150 tỉ đồng/năm.Theo cơ quan soạn thảo, phương án 2 về cơ bản chỉ tác động đến người tham gia là người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo cho nên khuyến khích đối tượng này tham gia BHXH. Tuy nhiên, việc tham gia của các đối tượng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Cạnh đó, trong giai đoạn này tác động của việc thực hiện chính sách theo phương án 2 đến hiệu quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn chưa cao.